Công văn (chấp thuận) nhập cảnh hay còn gọi là Thư mời nhập cảnh (Entry Letter) được cấp bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh. Công văn này giúp người nước ngoài có thể lấy được visa, cho phép người nước ngoài thông quan vào Việt Nam. Tuy nhiên, có những công dân mang “quốc tịch khó” và đang rất lo lắng về vấn đề xin công văn nhập cảnh vào Việt Nam. Vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà các bước xét duyệt cấp giấy tờ cho những khách này hết sức chặt chẽ, thời gian xử lý lâu hơn các quốc tịch bình thường và thời hạn visa được cấp cũng luôn ngắn hơn. Để có thể xin công văn nhập cảnh cho công dân các quốc gia này cần trải qua quá trình thủ tục phức tạp và tốn kém nhiều thời gian, chi phí. Thậm chí có những trường hợp không thể xin được. Vậy công văn quốc tịch khó là gì và thủ tục xin chấp thuận công văn quốc tịch khó như thế nào? Hãy cùng Kim Long tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT
- CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM LÀ GÌ?
- QUỐC TỊCH KHÓ LÀ GÌ?
- CÔNG VĂN NHẬP CẢNH QUỐC TỊCH KHÓ LÀ GÌ?
- THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT CÔNG VĂN NHẬP CẢNH QUỐC TỊCH KHÓ
- PHÂN LOẠI CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM
- MẪU CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- ĐỐI TƯỢNG PHẢI XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM?
- HỒ SƠ XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUỐC TỊCH KHÓ VÀO VIỆT NAM
- THỦ TỤC XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUỐC TỊCH KHÓ VÀO VIỆT NAM
- THỜI HẠN CỦA CÔNG VĂN BẢO LÃNH NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ QUỐC TỊCH KHÓ
- KHÓ KHĂN KHI XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ QUỐC TỊCH KHÓ THƯỜNG GẶP NHẤT
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ QUỐC TỊCH KHÓ
CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM LÀ GÌ?
Công văn nhập cảnh là văn bản chấp thuận của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đồng ý cho cá nhân hay tập thể nhiều người nước ngoài được phép xuất nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần vào Việt Nam.
Việc xin Công văn nhập cảnh cho người nước ngoài là bước đầu tiên trong quy trình xin visa Việt Nam cho người nước ngoài. Để xin được mẫu văn bản chấp thuận này thì người nước ngoài cần được một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bảo lãnh. Cơ quan, tổ chức nào mời, bảo lãnh cho người nước ngoài vào Việt Nam thì cơ quan tổ chức đó phải đến cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an để làm thủ tục bảo lãnh xin công văn nhập cảnh.
Sau khi được cấp công văn nhập cảnh, đơn vị bảo lãnh cần gửi nó cho người nước ngoài để họ hoàn thiện thủ tục cấp Visa Việt Nam tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại các nước hoặc tại các sân bay, cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường thủy).
QUỐC TỊCH KHÓ LÀ GÌ?
Trong lĩnh vực visa thì “quốc tịch khó” là thuật ngữ dùng để chỉ những nước có công dân mang quốc khó xin được visa nhập cảnh vào một quốc gia khác. Và những nước được cho là “quốc tịch khó” đó thường là những nước có nền chính trị bất ổn, nhiều xung đột, bất đồng về tôn giáo hay thường xuyên có chiến tranh xảy ra. Các nước đó là những nước như sau: Iran, Iraq, Srilanka, Kenya, Turkey, Bangladesh, Korea (South), India, Tunisia, Taikistian, Nepal, Ethiopia, Jordan, Pakistan, Kazakhstian, Lesotho, Kosovo, Syria, Togo, Burkina Faso, Comoros, Mauritius, Bosnia & Herzegovina, Uzbekistan, Saudi Arabia, Somalia, Uganda, Samoa, Nigienia, Lebanon, Yemen, Ecuador, Thổ Nhĩ Kỳ, Banglades,…
Cũng giống như một số nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng xét duyệt rất khắt khe và hạn chế cấp công văn nhập cảnh hay visa Việt Nam cho công dân của một số quốc gia. Do Việt Nam là một quốc gia ổn định về mặt chính trị – xã hội nên cũng rất nghiêm khắc đối với các vấn đề an ninh. Vì vậy Chính phủ Việt Nam có chính sách hạn chế nhập cảnh đối với những quốc gia châu Phi, đạo Hồi hay những quốc gia thường xảy ra tranh chấp, xung đột,… Sau đây là danh sách quốc tịch khó xin visa vào Việt Nam: Afghanistan, Algieria, Angola, Saudia Arabia, Bahrain, Bhutan, Bangladesh, Benin, Bostwana, Burkina Faso, Burundi, Cameron, Congo, Djibouti, Dominican Rep, Egypt, Equatorial Guinea, Ethiopia, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea, Iran, Iraq, Jordan, Kenya, Kuwait, Lebanon, Lesotho, Liban, Liberia, Lybia, Madagascar, Malawi, Mali, Malpies, Mauritius, Marocco, Mozambique, Nambia, Nepal, Niger, Nigieria, Oman, Pakistan, Palestin, Qatar, Rwanda, Senegal, Seychelles, Sierra Leone, Somali, South Africa, Srilanka, Sudan, Swaziland, Syria, Tanzania, Togo, Tunisia, Turkey, Uganda, Yemen, Zambia, Zimbabwe.
CÔNG VĂN NHẬP CẢNH QUỐC TỊCH KHÓ LÀ GÌ?
Công văn quốc tịch khó là công văn nhập cảnh cho những người mang quốc tịch là các nước trong nhóm nước được cho là quốc tịch khó xin visa vào Việt Nam. Công văn nhập cảnh là một trong những văn bản trong bộ hồ sơ xin visa cho mọi người nước ngoài. Nói cách khác công văn nhập cảnh là tờ giấy mời chứng minh người nước ngoài có quốc tịch khó được mời sang Việt Nam để du lịch, học tập, lao động một cách hợp pháp.
Đối với khách quốc tịch khó để xin được visa du lịch, công tác, đầu tư, lao động, Thương mại,…bắt buộc phải xin công văn nhập cảnh tại Việt Nam trước sau đó họ mới được phép nhận visa Việt Nam. Đối với công dân của của các quốc gia này họ có thể đến trực tiếp xin visa Việt Nam tại các Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại các quốc gia mà họ đang sinh sống. Tuy nhiên việc này rất tốn thời gian và rất khó nên bắt buộc họ phải thông qua các công ty du lịch, các tổ chức hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để làm hồ sơ bảo lãnh xin công văn nhập cảnh với Cục quản lý xuất nhập cảnh. Thông thường thời hạn visa được cấp cho công dân các quốc tịch trên căn cứ vào thời gian của booking vé máy bay, booking khách sạn hoặc lịch trình du lịch, công tác cũng như đơn đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh người nước ngoài sang Việt Nam.
THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT CÔNG VĂN NHẬP CẢNH QUỐC TỊCH KHÓ
Ai là người xét duyệt công văn nhập cảnh quốc tịch khó?
Cục quản lý xuất nhập cảnh là cơ quan xét duyệt hồ sơ xin nhập cảnh của các công dân nước ngoài muốn đến Việt Nam. Tương tự, Cục quản lý xuất nhập cảnh cũng là đơn vị xét duyệt công văn quốc tịch khó cho những hồ sơ xin visa của những người mang quốc tịch khó. Việc xin visa nhập cảnh vào Việt Nam được hoàn thành hay không cũng phải nhờ vào công văn nhập cảnh này.
Hồ sơ xin công văn nhập cảnh sẽ được nộp tại Cục xuất nhập cảnh Việt Nam, địa chỉ cụ thể như sau:
- Cục XNC tại Hà Nội:
Địa chỉ: 46 P. Trần Phú, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3825 7941.
- Cục XNC tại TP HCM:
Địa chỉ: 337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.39202300, 028 3920 1701.
*Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ lễ)
Sáng: 8:00 – 11:30
Chiều: 13:30 – 16:00
PHÂN LOẠI CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM
Tùy thuộc vào mục đích nhập cảnh Việt Nam của người nước ngoài, địa điểm nhận visa Việt Nam, thời hạn visa cấp cho người nước ngoài mà công văn nhập cảnh Việt Nam có cách phân loại cụ thể như sau:
- Phân loại theo mục đích nhập cảnh, công văn nhập cảnh Việt Nam được chia thành: Công văn nhập cảnh với mục đích du lịch; Công văn nhập cảnh với mục đích thăm thân nhân; Công văn nhập cảnh cho người lao động, nhà Đầu tư; Công văn nhập cảnh với mục đích thương mại; Công văn nhập cảnh tham dự hội nghị, hội thảo; Công văn nhập cảnh dành cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
- Phân loại theo địa điểm nhận visa: Công văn nhập cảnh tại cửa khẩu (nếu lấy visa ở cửa khẩu của Việt Nam: cửa khẩu sân bay quốc tế, cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường thủy), Công văn nhập cảnh tại Đại sứ quán/ lãnh sự quán/ tổng lãnh sự quán Việt Nam tại các nước.
- Phân loại theo mục đích vào Việt Nam: Công văn nhập cảnh để du lịch/ công tác/ làm việc/ du học/ đầu tư/ lao động/ thăm thân,..
- Phân loại theo thời hạn visa: Công văn nhập cảnh 1 tháng/ 3 tháng/ 6 tháng/ 1 năm.
- Phân loại theo thời hạn visa và số lần xuất – nhập cảnh Việt Nam: Công văn nhập cảnh loại 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm /1 lần, nhiều lần.
Người nước ngoài hoàn toàn có thể lựa chọn loại công văn phù hợp cho mục đích nhập cảnh của mình. Nếu chưa rõ loại nào thích hợp nhất, Kim Long sẽ tư vấn giúp bạn.
MẪU CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Công văn nhập cảnh hay thư mời nhập cảnh, thư bảo lãnh nhập cảnh là văn bản do Cục xuất nhập cảnh Việt Nam cấp cho người nước ngoài.
Dưới đây là mẫu công văn nhập cảnh mới nhất của Cục xuất nhập cảnh:
Công văn nhập cảnh Việt Nam cần thể hiện được các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân người nước ngoài sẽ nhập cảnh Việt Nam: tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu.
- Thời hạn nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam.
- Địa điểm nhận thị thực Việt Nam. Tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể nhận tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài hoặc cửa khẩu quốc tế (Sân bay, cửa khẩu đường bộ, đường biển).
*Lưu ý: Công văn nhập cảnh và visa (thị thực) là 2 loại văn bản hoàn toàn khác nhau. Theo quy định, để hoàn thành thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài đến Việt Nam thì cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh phải gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để người nước ngoài được cấp công văn nhập cảnh. Sau đó, người nước ngoài sẽ mang công văn nhập cảnh (bản photo) đến cơ quan đại diện của Việt Nam (Đại sứ quán/ Lãnh sự quán) hoặc đến cửa khẩu để hoàn thất thủ tục dán visa Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG PHẢI XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM?
Trừ công dân các nước được miễn visa nhập cảnh Việt Nam thì các trường hợp còn lại phải xin công văn nhập cảnh tại Việt Nam trước, sau đó họ mới được phép nhận visa Việt Nam. Những mục đích nhập cảnh và các loại visa sau đây phải xin công văn nhập cảnh:
- Phải xin công văn nhập cảnh đối với mục đích Thương mại, công tác, làm việc với doanh nghiệp Việt Nam;
- Phải xin công văn nhập cảnh đối với mục đích Đầu tư;
- Phải xin công văn nhập cảnh đối với mục đích vào thực tập, học tập tại Việt Nam;
- Phải xin công văn nhập cảnh đối với mục đích vào dự hội nghị, hội thảo;
- Phải xin công văn nhập cảnh đối với mục đích phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam;
- Phải xin công văn nhập cảnh đối với mục đích theo thân người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
HỒ SƠ XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUỐC TỊCH KHÓ VÀO VIỆT NAM
Theo điều 16 Luật số 47/2014/QH13 (được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 51/2019/QH14) hồ sơ mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh như sau:
1/ Hồ sơ xin công văn nhập cảnh theo diện thương mại, làm việc
Hồ sơ này sẽ do công ty mà người nước ngoài sang làm việc chuẩn bị. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Bản sao y công chứng Giấy đăng ký kinh doanh.
- Mẫu Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài (Form NA2).
- Mẫu đơn giới thiệu mẫu chữ ký, con dấu của công ty bảo lãnh (Form NA16).
- Bản photo hộ chiếu của người nước ngoài đóng dấu treo công ty.
- Hồ sơ pháp nhân của doanh nghiệp bảo lãnh.
- Giấy giới thiệu người đi nộp hồ sơ.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu về ngày nhập cảnh, nơi nhập cảnh.
Thời gian ra công văn: 5 – 7 ngày. (trừ T7 – CN – Lễ – Tết).
2/ Hồ sơ xin công văn nhập cảnh thăm thân
Hồ sơ này sẽ do công ty mà người nước ngoài muốn mời người thân sang Việt Nam chuẩn bị. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Bản photo Hộ chiếu của người nước ngoài cần sang Việt Nam.
- Bản sao Hộ chiếu và giấy tờ lưu trú tại Việt Nam của người nước ngoài đang ở tại Việt Nam.
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ (bản hợp pháp hóa lãnh sự nếu do nước ngoài cấp).
- Giấy giới thiệu người đi nộp hồ sơ.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu về ngày nhập cảnh, nơi nhập cảnh.
Thời gian ra công văn: 5 – 7 ngày. (trừ T7 – CN – Lễ – Tết).
3/ Hồ sơ xin công văn nhập cảnh du lịch
Hồ sơ này sẽ do công ty tour tổ chức tour cho người nước ngoài khi nhập cảnh Việt Nam chuẩn bị. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Bản photo/scan Hộ chiếu của người nước ngoài cần sang Việt Nam.
- Lịch trình du lịch tại Việt Nam: Booking vé máy bay, khách sạn, chương trình Tour.
- Giấy giới thiệu người đi nộp hồ sơ.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu về ngày nhập cảnh, nơi nhập cảnh
Thời gian ra công văn:
Thường: 1 – 5 ngày tùy nhu cầu của quý khách. (trừ T7 – CN – Lễ – Tết).
Khẩn: 4 – 6 tiếng trong ngày. (trừ T7 – CN – Lễ – Tết).
THỦ TỤC XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUỐC TỊCH KHÓ VÀO VIỆT NAM
Dưới đây là 3 bước thủ tục làm công văn nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo đúng checklist bên trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục xuất nhập cảnh Việt Nam.
Bước 3: Tra cứu hồ sơ online và download kết quả.
Thời gian xử lý hồ sơ: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
THỜI HẠN CỦA CÔNG VĂN BẢO LÃNH NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ QUỐC TỊCH KHÓ
Công văn nhập cảnh cho người nước ngoài nói chung, người nước ngoài có quốc tịch khó nói riêng vào Việt Nam có thời hạn tối đa là 3 tháng. Vì vậy, người nước ngoài phải bay đến Việt Nam trước khi công văn hết hiệu lực. Nếu quá thời hạn phải xin cấp lại.
KHÓ KHĂN KHI XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ QUỐC TỊCH KHÓ THƯỜNG GẶP NHẤT
- Người nước ngoài đến từ quốc gia châu Phi, Trung Đông, Nam Á,… mang những “quốc tịch khó”;
- Không biết tiếng Việt;
- Cơ quan, doanh nghiệp không đủ điều kiện pháp lý bảo lãnh;
- Khó khăn trong việc liên hệ với cơ quan xuất nhập cảnh tại Việt Nam;
- Mất nhiều thời gian di chuyển, đặc biệt với những người ở xa;
- Không rành về luật, thủ tục;
- Có quá nhiều giấy tờ nhưng không thể chuẩn bị đầy đủ theo quy định;
- Không có người bảo lãnh khi công văn nhập cảnh Việt Nam;
- Khó có thể làm công văn nhập cảnh trong trường hợp khẩn cấp.
Nhìn chung, thủ tục hành chính ở Việt Nam vẫn bị nhiều người nước ngoài đánh giá là phức tạp. Tuy nhiên, vấn đề khó nhất chính là không phải cơ quan, tổ chức bảo lãnh nào cũng có thể đủ điều kiện pháp lý để xin công văn nhập cảnh. Đó cũng là lý do mà nhiều cơ quan, tổ chức muốn xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài phải thông qua một bên thứ 3 là các công ty chuyên xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài như Kim Long.
DỊCH VỤ HỖ TRỢ XIN CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ QUỐC TỊCH KHÓ
Kim Long cung cấp dịch vụ làm công văn nhập cảnh cho người nước ngoài mang các quốc tịch khác nhau, kể cả những quốc tịch khó. Chúng tôi sẽ đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước. Khách hàng không cần trình diện mà vẫn được hỗ trợ làm công văn nhập cảnh theo yêu cầu. Cụ thể Kim Long sẽ giúp bạn:
+ Chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh
- Soạn Mẫu đơn NA2. Mẫu NA2 là mẫu đơn xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài do Bộ công an ban hành. Việc soạn mẫu NA2 được thực hiện hoàn toàn online, và kết quả là tạo ra mẫu NA2 có mã vạch của Cục xuất nhập cảnh.
- Soạn Mẫu đơn NA16. Mẫu NA16 là mẫu giới thiệu chữ ký và con dấu lên Cục xuất nhập cảnh. Trường hợp công ty mới thành lập hoặc thay đổi người đại diện pháp luật, thì cần dùng đến mẫu NA16 này.
- Công chứng các tài liệu của công ty. Miễn phí công chứng Đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư,… để làm hồ sơ xin công văn nhập cảnh.
+ Nộp hồ sơ và nhận kết quả công văn nhập cảnh
- Nộp hồ sơ bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài sẽ thực hiện tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Bao gồm Cục xuất nhập cảnh Hà Nội và Cục xuất nhập cảnh Hồ Chí Minh.
- Nhận kết quả sau 5 ngày làm việc và gửi kết quả cho người nước ngoài qua email.
Tùy vào từng trường hợp mà quý khách hàng mang quốc tịch khó có thể chọn một trong những dịch vụ phổ biến như sau:
- Dịch vụ làm công văn nhập cảnh Việt Nam theo đoàn
- Dịch vụ làm công văn nhập cảnh Việt Nam cho khách lẻ
- Dịch vụ làm công văn nhập cảnh khẩn
Kim Long luôn sẵn sàng xử lý hồ sơ cho quý khách hàng, hỗ trợ giải quyết cho từng trường hợp cụ thể và đưa ra những giải pháp tốt nhất cho dịch vụ hỗ trợ về thủ tục xin công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài có quóc tịch khó. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ này, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 082.5533.111. Cảm ơn quý khách hàng vì tin tưởng và đồng hành cùng Kim Long!
Pingback: Dịch vụ xin công văn nhập cảnh Việt Nam - Kim Long