Tạm ngừng kinh doanh

Rất nhiều doanh nghiệp không nắm rõ điều kiện, thời gian, thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp trong nhiều trường hợp. Để có hướng giải quyết kịp thời, tránh những tổn thất không đáng có, sau đây Kim Long sẽ thông tin đến quý bạn đọc những nội dung quan trọng nhất về thủ tục tạm ngừng kinh doanh.

TẠM NGỪNG KINH DOANH LÀ GÌ?

Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.

Như vậy có thể thấy tạm ngừng kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì các lý do khác nhau. Quá trình này thường xảy ra xuất phát từ quyết định của doanh nghiệp khi đang gặp khó khăn về tài chính hay sản xuất. Hoặc khi muốn tạm dừng hoạt động để sửa chữa, nâng cấp hoặc tái tổ chức. Ngoài ra doanh nghiệp dừng hoạt động cũng có thể do yêu cầu của Cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi đó doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh. Nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng.

Ngày chuyển tình trạng pháp lý “tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Sau khi hết thời hạn, doanh nghiệp phải hoạt động trở lại. Nếu không hoạt động trở lại thì doanh nghiệp phải làm thủ tục Giải thể doanh nghiệp, chuyển nhượng.

NGUYÊN NHÂN DOANH NGHIỆP TẠM NGỪNG KINH DOANH

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc công ty phải tạm ngừng hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế một số lý do phổ biến dẫn đến doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh như sau:

  • Các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trước sự biến động của nền kinh tế. Nhất là đối với những doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ nên khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu thì thường không đủ kinh tế để duy trì hoạt động nên phải tạm ngừng kinh doanh.
  • Lý do về nhân sự của công ty, có sự thay đổi về cơ cấu công ty hoặc gặp khó khăn về nhân công nên buộc chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
  • Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay gặp những khó khăn khác về tài chính dẫn đến không thể tiếp tục duy trì hoạt động thì có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
  • Chủ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh sau đó thành lập doanh nghiệp mới để kinh doanh những ngành, nghề khác hiệu quả hơn.
Tạm ngừng kinh doanh
Ảnh minh họa: Tạm ngừng kinh doanh (Nguồn: internet)

ĐIỀU KIỆN TẠM NGỪNG KINH DOANH

  • Về thông báo tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định của Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 khi công ty có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh cần thực hiện Thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 3 ngày trước ngày tạm ngừng.

Quy định mới của luật Doanh nghiệp 2020 linh hoạt hơn Luật Doanh nghiệp 2014 khi luật cũ quy định: Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế ít nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng. Nếu là hộ gia đình thì khi tạm dừng kinh doanh thì trước khi tạm ngừng từ 30 ngày trở lên phải gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc rút ngắn thời gian như vậy tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng xử lý trong những tình huống bất ngờ, cấp thiết.

Điều 37 Luật Quản lý thuế 2019 quy định: “Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế”.

  • Về kê khai và nộp thuế

Điểm a, Khoản 2, Điều 4, Nghị Định 126/2020/NĐ-CP quy định “Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm”.

Vậy thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế. Nhưng nếu có một ngày không ngưng trong kỳ báo cáo thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo thuế cho kỳ đó.

Ví dụ: Doanh nghiệp tạm ngưng từ ngày 3/1/2022 đến 2/1/2023 thì phải nộp báo cáo thuế cho tháng 1/2022 hay quý 1/2022 dù chỉ hoạt động có 2 ngày trong kỳ.

Tuy nhiên trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã kí với khách hàng và người lao động (trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác).

HỒ SƠ TẠM NGỪNG KINH DOANH

Để tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh thì cần các tài liệu cơ bản sau:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định);
  • Biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị đối với Công ty Cổ phần;
  • Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc Nghị quyết, quyết định việc tạm ngừng kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền/hợp đồng ủy quyền cho người nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty (nếu có);
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của cá nhân nhận ủy quyền thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty (nếu có).

Thông thường bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có hai loại là tạm ngừng theo yêu cầu của doanh nghiệp và tạm ngừng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với việc tạm ngừng hoạt động xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp thì hồ sơ thông thường sẽ bao gồm các tài liệu như đã nêu ở trên.

Trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Ví dụ cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Khi đó doanh nghiệp phải buộc tạm ngừng kinh doanh để thực hiện đủ các yêu cầu theo quy định.

Tạm ngừng kinh doanh
Ảnh minh họa: Tạm ngừng kinh doanh (Nguồn: internet)

THỦ TỤC THỰC HIỆN TẠM NGỪNG KINH DOANH

Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định (thông tin hồ sơ cụ thể như đã trình bày ở trên). Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có một nội dung quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động. Những trường hợp nêu lý do như vậy doanh nghiệp nên chú ý.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh thì nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp. Ngoài ra cũng có thể lựa chọn hình thức nộp trực tuyến tại Cổng Thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ. Đồng thời cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ.

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bản cứng (giấy) tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ thời gian được ghi trên thông báo. Đồng nghĩa với việc mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Lưu ý:

  • Thời gian xử lý hồ sơ tạm ngừng kinh doanh là khoảng 03 – 05 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ lễ và thứ 7, chủ nhật) kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
  • Theo quy định mới nhất hiện nay, việc doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục tạm ngừng đăng ký kinh doanh công ty sẽ không cần tiến hành thủ tục gì liên quan đến cơ quan thuế.

THỜI HẠN TẠM NGỪNG KINH DOANH

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp (hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm. Như vậy, so với luật doanh nghiệp 2014 thì luật doanh nghiệp 2020 không giới hạn số lần doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh liên tiếp.

Tạm ngừng kinh doanh
Ảnh minh họa: Tạm ngừng kinh doanh (Nguồn: internet)

NỘI DUNG THÔNG BÁO TẠM NGỪNG KINH DOANH

Nội dung thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ kê khai các thông tin gồm:

  • Tên doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
  • Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Ngành nghề kinh doanh;
  • Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
  • Lý do tạm ngừng kinh doanh;
  • Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

KHÔNG THÔNG BÁO TẠM NGỪNG KINH DOANH SẼ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác như sau:

“Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

c) Buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

Theo quy định nêu trên, hành vi không thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, đơn vị bị xử phạt có trách nhiệm thông báo về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

DỊCH VỤ HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA KIM LONG

Kim Long sẽ tư vấn đầy đủ, chi tiết cho khách hàng các quyền lợi và các hành vi pháp luật nghiêm cấm đối với doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Để từ đó đảm bảo doanh nghiệp sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết thủ tục tạm dừng hoạt động của công ty một cách nhanh chóng. Với kinh nghiệm nhiều năm triển khai dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục hành chính, Kim Long luôn có phương án giải quyết các tồn đọng hiện có để triển khai công việc được tối ưu nhất cả về thời gian, chi phí và kết quả.

Ngoài dịch vụ hỗ trợ thủ tục tạm ngừng kinh doanh trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh thành trên khắp cả nước, chúng tôi còn có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề pháp lý doanh nghiệp và kế toán – thuế. Kim Long luôn cam kết đem lại sự hài lòng tới quý khách hàng. Liên hệ ngay 082.5533.111, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẵn sàng tư vấn giải đáp ứng mọi vướng mắc của quý khách hàng.

KIM LONG cung cấp dịch vụ và hỗ trợ các thủ tục hành chính công. Chúng tôi luôn đặt sự tối ưu, lợi ích và bảo mật của khách hàng làm trọng tâm. Trên nền tảng chuyên môn sâu rộng và đa dạng các nguồn lực, thông qua quy trình làm việc khép kín từ tư vấn, triển khai, bàn giao, hỗ trợ hậu mãi giúp chúng tôi có khả năng đảm bảo thực hiện công việc toàn diện, mang lại lợi ích tốt nhất cho những khách hàng đã tin tưởng và đồng hành.
Tham vấn cùng chuyên gia





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tư vấn miễn phí 24/7: 0825533111