Công ty hợp danh là loại hình công ty có mặt sớm nhất vì có nhiều ưu điểm. Vậy để trang bị kiến thức pháp lý cho việc thành lập công ty hợp danh cũng như hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, Kim Long đưa ra bài tư vấn pháp lý dưới đây về “Quy chế pháp lý của công ty hợp danh”
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT
1. Khái niệm
Theo điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp; trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Gọi ngay 082.5533.111 để được tư vấn miễn phí.
2. Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh
– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Gọi ngay 082.5533.111 để được tư vấn miễn phí.
3.Vốn của công ty hợp danh
Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.
Thành viên công ty hợp danh có thể góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ti.
Tài sản góp vốn có thể góp đủ khi thành lập công ty, có thể góp theo thời hạn và tiến độ cam kết góp đã được các thành viên nhất trí thông qua. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
Nếu thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty, thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Thành viên hợp danh, thành viên góp vốn khi không muốn là thành viên của công ty có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại hay cho người không phải là thành viên công ti, hoặc rút vốn khỏi công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này khá khó khăn xuất phát từ tính chất liên kết chặt chẽ về nhân thân của thành viên trong công ty hợp danh.
Gọi ngay 082.5533.111 để được tư vấn miễn phí.
4. Một số đặc điểm của công ty hợp danh
Thứ nhất, công ty hợp danh là loại hình công ty có tư cách pháp nhân.
Công ty hợp danh là một trong bốn loại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam. Vì vậy, công ty hợp danh là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Thứ hai, công ty hợp danh có chế độ trách nhiệm vô hạn.
Thứ ba, công ty hợp danh có hai loại thành viên với quy chế pháp lý khác nhau, trong đó bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh là loại thành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh , đó là những cá nhân cùng tiến hành hoạt động kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên hợp danh đều là chủ sở hữu chung của công ty, có quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, hành vi “cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung” được hiểu dưới góc độ mỗi thành viên HD có thể trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi các ngành, nghề kinh doanh của công ty và mỗi thành viên hợp danh là đại diện theo pháp luật của công ty. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định số lượng tối thiểu thành viên hợp danh trong công ty hợp danhlà hai thành viên và không hạn chế số lượng tối đa.
Thứ tư, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau: (i) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; (ii) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; (iii) Chứng khoán phái sinh; (iv) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.[5] Phát hành chứng khoán là cách thức để huy động vốn hiệu quả, giúp cho tổ chức phát hành huy động được nguồn cần thiết phục vụ cho quá trình đầu tư kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Như vậy, kênh quy động vốn rộng rãi trong công chúng đã bị ngăn lại.
Về bản chất, công ty hợp danh mô hình công ty mang tính đối nhân, nhân thân của thành viên hợp danh là yếu tố quan trọng để quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của loại công ty này. Nhân tố quan trọng giúp công ty hợp danh kinh doanh thành công chính là các thành tố tích cực thuộc về mặt “nhân thân” của thành viên hợp danh như uy tín, năng lực, kinh nghiệm, mối quan hệ làm ăn… Cho nên, mô hình này chủ yếu được một số nhà đầu tư hoạt động trong các ngành, nghề mang tính đặc thù lựa chọn như tư vấn pháp luật, công chứng, kiểm toán…
Gọi ngay 082.5533.111 để được tư vấn miễn phí.
5. Ưu và nhược điểm của mở công ty hợp doanh
Ưu điểm
- Công ty góp danh đảm bảo sự uy tín do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.
- Tạo được sự tin cậy cho các đối tác kinh doanh.
- Việc điều hành quản lý công ty dễ dàng hơn do số lượng các thành viên ít, phù hợp ứng dụng mô hình này cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thành viên hợp danh gồm những cá nhân có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và uy tín nghề nghiệp cao.
- Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn.
Nhược điểm
- Mức độ rủi ro của các thành viên của công ty góp danh là rất cao.
- Tuy có tư cách pháp nhân nhưng công ty góp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự đóng góp thêm tài sản của mình hoặc kết nạp thêm thành viên mới.
- Thành viên hợp danh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trước khi rút khỏi công ty.
- Khó phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.
Gọi ngay 082.5533.111 để được tư vấn miễn phí.
6. Hồ sở và thủ tục thành lập công ty hợp danh
Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập Công ty Hợp danh
– Giấy đề nghi đăng ký doanh nghiệp theo Mẫu.
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên công ty hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có)
– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Thủ tục thành lập công ty hợp danh tuân theo các bước sau:
Bước 1. Cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 2. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ. Trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 3. Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4. Doanh nghiệp Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công bố gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh.
Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư.
Gọi ngay 082.5533.111 để được tư vấn miễn phí.
DỊCH VỤ HỖ TRỢ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TRỌN GÓI CỦA KIM LONG
Trên cơ sở các thông tin quý khách hàng cung cấp liên quan đến tên công ty, trụ sở, ngành nghề kinh doanh dự kiến, vốn điều lệ. thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty,… Kim Long sẽ thực hiện tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan sau khi thành lập Công ty và thực hiện các bước để thành lập doanh nghiệp theo gói dịch vụ khách hàng lựa chọn.
Sau khi đã thực hiện các thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, Kim Long chuyển các kết quả dịch vụ cho khách hàng đồng thời tư vấn các thủ tục tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế của Kim Long sẽ có những lưu ý với quý khách hàng về những vấn đề liên quan đến công việc cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đó là những gói dịch vụ tư vấn về thuế (kê khai thuế), kế toán, lao động và sở hữu trí tuệ, tư vấn tài chính, thương hiệu, soạn thảo hợp đồng và tranh chấp công ty.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp. Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp, kinh doanh thương mại, Công ty Cổ phần Quốc tế Kim Long đã hỗ trợ hàng trăm doanh nhân khởi nghiệp, thành lập công ty mỗi năm. Chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên gia thuế, kế toán có chứng chỉ hành nghề, kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm chuyên môn vững vàng sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói chuyên nghiệp nhất, với chi phí hợp lý nhất và thời gian nhanh nhất tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Hãy liên hệ ngay tổng đài 082.5533.111 để được tư vấn trực tiếp miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc 24/7.
>> Xem thêm:
– Thành lập văn phòng đại diện
– Thành lập công ty, mở văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh
– Thiết kế mô hình các công ty SME