Mua bán doanh nghiệp

Không giống như những giao dịch đơn thuần khác, mỗi thương vụ mua bán doanh nghiệp là một quá trình gồm nhiều giai đoạn phức tạp, thủ tục chặt chẽ. Điều đó đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có một mục tiêu nhất định và có sự am hiểu về mặt thị trường, tài chính và pháp lý. Tuy nhiên trong thực tế, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp vẫn thường sử dụng dịch vụ hỗ trợ mua bán doanh nghiệp để đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra nhanh chóng, tối ưu nhất.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020
  • Luật Cạnh tranh năm 2018
  • Luật Thương mại năm 2005
  • Luật Đầu tư năm 2020
  • Nghị định số 128/2014/NĐ-CP
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

KHÁI NIỆM MUA BÁN DOANH NGHIỆP?

Mua bán doanh nghiệp hay còn biết đến với cụm từ M&A, viết tắt của Merger and Acquisition. Đây là hoạt động mà một doanh nghiệp dành quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác thông qua hình thức sáp nhập hoặc có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phần, vốn góp, tài sản của doanh nghiệp kia. Trong đó, Acquisitions (mua lại) là việc một doanh nghiệp lớn mua lại các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn. Các doanh nghiệp mua lại này sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua theo tỷ lệ mua lại.

Trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì vấn đề “bán doanh nghiệp” được quy định tại điều 192 với nội dung:

“Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
  2. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
  3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
  4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.”

Như vậy, Luật Doanh nghiệp của Việt Nam chưa xử lý vấn đề này một cách cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế việc mua bán doanh nghiệp vẫn diễn ra với các loại hình công ty khác nhau thông qua hình thức chuyển nhượng vốn (đối với công ty TNHH) và chuyển nhượng cổ phần (đối với Công ty cổ phần). Việc chưa có quy định cụ thể một chế định về mua bán doanh nghiệp có thể làm phát sinh nhiều hệ lụy pháp lý liên quan đến thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp trước, trong và sau quá trình mua bán.

Một cách tiếp cận khác về mua bán doanh nghiệp cũng đã được đề cập trong Luật Cạnh tranh năm 2018 tại khoản 4 Điều 29, theo đó:

“Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Tóm lại: Mua bán doanh nghiệp, về bản chất cũng giống như hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thường. Tuy nhiên, hoạt động mua bán doanh nghiệp có đối tượng mua bán rất đặc thù là doanh nghiệp. Việc mua lại doanh nghiệp thực chất là mua lại các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của cổ đông hay thành viên trong công ty. Xem xét từ khía cạnh bản chất mua bán doanh nghiệp thì tất cả các hình thức, cách thức mua tài sản, mua nợ, nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần… dẫn đến hệ quả là một bên kiểm soát hay chi phối được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác thì hiện tượng đó được coi là mua bán doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ công ty tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức chuyển nhượng cổ phần. Còn đối với việc mua bán công ty TNHH thì được chuyển nhượng vốn góp trong công ty.

Mua bán doanh nghiệp M&A
Ảnh minh họa: Mua bán doanh nghiệp M&A (Nguồn: internet)

ĐẶC ĐIỂM CỦA MUA BÁN DOANH NGHIỆP

Một là, đối tượng của quan hệ mua bán là doanh nghiệp với tính chất như là một loại “hàng hoá” đặc biệt trong quan hệ mua bán doanh nghiệp.

Hai là, bên mua phải kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mua.

Ba là, chủ thể có quyền bán doanh nghiệp phải là chủ sở hữu doanh nghiệp. Còn chủ thể mua doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và có quyền mua doanh nghiệp.

Bốn là, hình thức pháp lý ghi nhận các quan hệ mua bán doanh nghiệp là hợp đồng. Có thể là hợp đồng mua bán doanh nghiệp; hợp đông chuyển nhượng cổ phần, phàn vốn góp chi phối (gọi chung là hợp đồng mua bán doanh nghiệp).

Năm là, mua bán doanh nghiệp phải được sự cho phép hoặc thừa nhận, kiểm soát của các cơ quan nhà nước theo những thủ tục pháp lý nhất định.

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Dù việc mua bán doanh nghiệp được thực hiện giữa hai doanh nghiệp dựa trên cơ sở hợp đồng. Tuy nhiên, khi tiến hành xong hoạt động mua bán thì để bên mua thực sự có quyền sở hữu đối với công ty, phần chuyển nhượng mà mình đã mua thì phải tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chính là nơi cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp của doanh nghiệp được mua.

QUY ĐỊNH VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP

Không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể tiến hành mua bán được. Theo quy định của pháp luật chỉ công ty tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp. Đối với loại hình khác như công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu là giành quyền kiểm soát theo phương thức là mua bán nhận chuyển nhượng đa số cổ phần. Còn đối với công ty TNHH thì nhận chuyển nhượng vốn góp trong công ty để nắm quyền quản lý. Do đó, đối với từng loại hình doanh nghiệp sẽ có cách mua bán và quy định khác nhau.

1/ Mua bán doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

“Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
  2. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.”

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định bán lại doanh nghiệp của mình cho cá nhân hoặc công ty khác. Sau khi các bên đàm phán định đoạt mức giá phù hợp, ký kết hợp đồng mua bán cần phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp trong vòng 10 ngày.

Thủ tục đăng ký thay đổi nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm: Thông báo thay đổi nội dung Đăng ký doanh nghiệp (Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) có chữ ký của người bán và người mua doanh nghiệp tư nhân, giấy tờ chứng minh bên mua doanh nghiệp, hợp đồng mua bán doanh nghiệp của các bên.

2/ Mua bán công ty trách nhiệm hữu hạn

Căn cứ quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Thông qua đàm phán mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH, từ đó có thể trở thành chủ sở hữu công ty hoặc đồng sở hữu, tùy vào tỷ lệ phần vốn góp. Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, cần tiến hành thông báo về thay đổi thành viên với các thành viên còn lại (nếu có) và lập biên bản họp của Hội đồng thành viên. Nộp hồ sơ thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh.

>> Xem thêm:

Thay đổi thành viên góp vốn công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên

3/ Mua bán công ty cổ phần

Việc mua bán thông qua chuyển nhượng số cổ phần của công ty. Muốn mua lại nắm quyền quản lý điều hành công ty cần phải nhận chuyển nhượng lượng lớn đa phần số cổ phần công ty đã phát hành. Các bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần dựa trên căn cứ được quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tiến hành lập biên bản xác nhận hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Mở cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng. Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông kèm danh sách cổ đông mới và thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, khi tiến hành mua bán doanh nghiệp cần xác định rõ loại hình doanh nghiệp mà phạm vi thu mua mong muốn để đưa ra phương án hợp lý và thực hiện thủ tục đúng theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm:

Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

– Thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần

thủ tục mua bán doanh nghiệp
Ảnh minh họa: Thủ tục mua bán doanh nghiệp (Nguồn: internet)

CÁC HÌNH THỨC MUA BÁN DOANH NGHIỆP

Mua bán toàn bộ doanh nghiệp

Mua bán toàn bộ doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu toàn bộ doanh nghiệp của mình cho bên mua. Hình thức mua bán toàn bộ doanh nghiệp gồm: mua bán doanh nghiệp tư nhân, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho bên nhận chuyển nhượng. Bên mua doanh nghiệp tư nhân, bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để nhận diện hình thức mua bán toàn bộ doanh nghiệp cần căn cứ trên những tiêu chí cơ bản sau:

Một là, bên bán doanh nghiệp phải là chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp là các thành viên, cổ đông công ty, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, chủ doanh nghiệp tư nhân. Bên mua doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của các thành viên, nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của chù sở hữu công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của cổ đông công ty, mua toàn bộ vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hai là, quan hệ chuyển nhượng vốn giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và bên nhận chuyển nhượng được ghi nhận bằng hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Quan hệ mua bán doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thể hiện qua hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân, hợp đồng mua bán công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Ba là, đối tượng mua bán trong các thương vụ mua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp. Các quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam xác định doanh nghiệp là chủ thể pháp lý độc lập và mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số thuế gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.

Qua quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam có thể nhận xét: doanh nghiệp là đối tượng của thương vụ mua bán (gọi chung là doanh nghiệp mục tiêu) vẫn tồn tại liên tục trước, trong và sau quá trình mua bán. Doanh nghiệp mục tiêu vẫn được giữ nguyên tư cách pháp lý và mã số doanh nghiệp sau khi bên bán chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua.

Bốn là, bên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, toàn bộ vốn điều lệ hoặc mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi thành viên, đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần, bán doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật thì bên chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không còn là chủ sở hữu của công ty, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần, bên mua doanh nghiệp tư nhân sẽ trở thành những chủ sở hữu mới của doanh nghiệp mục tiêu và có quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu.

Mua bán một phần doanh nghiệp

Mua bán một phần doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu một phần doanh nghiệp cho bên mua để bên mua có quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu. Hình thức mua bán một phần doanh nghiệp bao gồm: các thành viên, cổ đông công ty chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối (gọi chung là phần vốn góp chi phối) cho bên nhận chuyển nhượng để bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp có thể kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu. Tỉ lệ phần vốn góp chi phối do pháp luật hoặc Điều lệ doanh nghiệp quy định. Bên mua một phần doanh nghiệp trở thành các đồng chủ sở hữu và phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Cơ sở pháp lý để thực hiện hình thức mua bán toàn bộ doanh nghiệp là quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán và pháp luật đầu tư.

Các tiêu chí để nhận diện mua bán một phần doanh nghiệp tương tự như tiêu chí nhận diện mua bán toàn bộ doanh nghiệp về chủ thể mua bán doanh nghiệp, về thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mua bán một phần doanh nghiệp có một số đặc điểm khác biệt với mua bán toàn bộ doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Một là, đối tượng mua bán một phần doanh nghiệp không phải là toàn bộ doanh nghiệp mà chỉ là một phần doanh nghiệp. Bên mua mua một phần doanh nghiệp thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chi phối của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu. Khác với mua bán toàn bộ doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp không hoàn toàn từ bỏ tư cách chủ sở hữu đối với doanh nghiệp mục tiêu mà vẫn là đồng chủ sở hữu doanh nghiệp cùng với các chủ sở hữu mới là bên nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.

Hai là, chỉ được coi là mua một phần doanh nghiệp nếu bên nhận chuyên nhượng nhận chuyển nhượng phần vốn góp đến một tỉ lệ gọi là tỉ lệ phần vốn góp chi phối.

Ba là, bên nhận chuyển nhượng tỉ lệ phần vốn góp chi phối có quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu. Kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu được hiểu là chủ sở hữu phần vốn chi phối tham gia vào bộ máy quản trị của doanh nghiệp và có số phiếu biểu quyết đủ để quyết định những vấn đề quan trọng nhất về tài chính, kinh doanh, nhân sự… của doanh nghiệp mục tiêu. Đặc điểm này phân biệt mua bán doanh nghiệp với những trường hợp bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp không tham gia quản trị và kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu – Đó chỉ là hình thức đầu tư tài chính mà không phải là mua bán doanh nghiệp.

Hình thức mua bán một phần doanh nghiệp bao gồm những trường hợp sau:

  • Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng phần vốn chi phối cho tổ chức, cá nhân khác.
  • Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chuyển nhượng phần vốn chi phối cho các thành viên còn lại hoặc các tổ chức, cá nhân khác.
  • Cổ đông công ty cổ phần chuyển nhượng cổ phần chi phối cho các cố đông còn lại hoặc các tổ chức, cá nhân khác.
  • Thành viên hợp danh chuyển nhượng phần vốn góp cho các thành viên hợp danh hoặc cá nhân khác.
mua bán doanh nghiệp
Ảnh minh họa: Mua bán doanh nghiệp (Nguồn: internet)

HỒ SƠ MUA BÁN DOANH NGHIỆP

Hồ sơ bán doanh nghiệp

Hồ sơ bán doanh nghiệp bao gồm:

  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của bên bán trong quá trình mua bán như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
  • Thông báo về việc thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp và phải có chữ ký của cả người mua và người bán.
  • Hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng.

Hồ sơ mua doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp tư nhân khi tiến hành thủ tục mua bán doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Hồ sơ gồm có:

  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân bên mua trong quá trình mua bán như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.

THỦ TỤC MUA BÁN DOANH NGHIỆP

Khi tiến hành hoạt động mua bán doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp muốn mua đặt ra chiến lược kinh doanh và tìm kiếm công ty mục tiêu

Doanh nghiệp khi tiến hành mua bán thì đề nhằm những mục tiêu xác định. Doanh nghiệp cần phải vạch ra chiến lược và lộ trình cụ thể để xác định mục tiêu. Tiếp theo đó, công ty có thể tiến hành tìm kiếm và lựa chọn công ty mục tiêu để tiến hành mua phù hợp với mục đích, tiêu chí của mình.

Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành lên kế hoạch và đàm phán sơ bộ

Các bên tiến hành trao đổi thêm thông tin, đàm phán với bên bán, bên mua lên kế hoạch và đưa ra một số đề nghị với bên bán để phác thảo một số điều khoản cơ bản như giá cả, quyền và nghĩa vụ của hai bên trước khi hai bên tiến hành đàm phán và hoàn thiện mọi thủ tục còn lại.

Bước 3: Báo cáo thẩm định mua bán doanh nghiệp

Sau khi tiến hành đàm phán sơ bộ, bên mua tiến hành thuê các đơn vị tư vấn pháp lý và tài chính để đánh giá chuyên sâu về hoạt động của công ty được mua. Khi tiến hành thẩm định thì bên mua sẽ được tiếp cận nhiều tài liệu nội bộ của bên bán nên trước khi tiến hành thẩm định thì hai bên ký kết hợp đồng bảo mật thông tin để đảm bảo lợi ích cho các bên.

Việc thẩm định được chia làm hai phần:

  • Thẩm định về tài chính: bên mua tập trung kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, các khoản vay vốn, tính ổn định, kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi công nợ,…
  • Thẩm định về mặt pháp lý: bên mua đánh giá toàn bộ và chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình góp vốn và tư cách của các cổ đông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, tài sản, lao động, dự án,…

Bước 4: Hai bên tiến hành thẩm định giá

Các bên thường tiến hành thuê một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá công ty trên tất cả các phương diện. Nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình định giá.

Bước 5: Hai bên đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Sau khi đạt được sự nhất trí của hai bên thì tiến hành ký kết hợp đồng. Ngay sau khi ký kết hợp đồng thì các bên tiến hành các thủ tục pháp lý khác liên quan đến việc ghi nhận sự chuyển giao từ bên bán sang bên mua.

DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ THỦ TỤC MUA BÁN DOANH NGHIỆP CỦA KIM LONG

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mua doanh nghiệp, bán doanh nghiệp, chuyển nhượng cổ phần, Kim Long trân trọng cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục mua bán doanh nghiệp. Trong gói dịch vụ này, chúng tôi sẽ thực hiện:

  • Hỗ trợ, tư vấn hoàn thiện hồ sơ, tài liệu của doanh nghiệp;
  • Tư vấn, soạn thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp;
  • Kiểm tra, rà soát các thủ tục pháp lý;
  • Tư vấn về thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp cho bên bán trong giao dịch;
  • Hỗ trợ bàn giao tài sản, tài liệu hồ sơ của doanh nghiệp;
  • Tư vấn kiện toàn doanh nghiệp cho bên mua sau khi hoàn thành giao dịch.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thủ tục mua bán doanh nghiệp. Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp, kinh doanh thương mại, cùng đội ngũ luật sư, chuyên gia thuế, kế toán có chứng chỉ hành nghề, kiến thức chuyên sâu cùng kinh nghiệm vững vàng sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ mua doanh nghiệp, bán doanh nghiệp trọn gói chuyên nghiệp nhất, với chi phí hợp lý nhất và thời gian nhanh nhất. Hãy liên hệ 082.5533.111 để được tư vấn trực tiếp miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc 24/7.

KIM LONG cung cấp dịch vụ và hỗ trợ các thủ tục hành chính công. Chúng tôi luôn đặt sự tối ưu, lợi ích và bảo mật của khách hàng làm trọng tâm. Trên nền tảng chuyên môn sâu rộng và đa dạng các nguồn lực, thông qua quy trình làm việc khép kín từ tư vấn, triển khai, bàn giao, hỗ trợ hậu mãi giúp chúng tôi có khả năng đảm bảo thực hiện công việc toàn diện, mang lại lợi ích tốt nhất cho những khách hàng đã tin tưởng và đồng hành.
Tham vấn cùng chuyên gia





    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Tư vấn miễn phí 24/7: 0825533111